Hiện nay, Startup được xem là một trào lưu không chỉ ở Việt Nam mà còn lan tỏa rộng rãi ở nhiều đất nước khác. Nếu bạn chưa hiểu rõ Startup là gì thì hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Startup là gì?
Startup, còn được gọi là khởi nghiệp, được dùng để chỉ các công ty mới thành lập hay đang trong giai đoạn đầu phát triển. Các công ty Startup có thể được sáng lập từ một đến 3 người, họ tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường bằng cách phát triển một sản phẩm, dịch vụ hay nền tảng tiềm năng.
Các công ty Startup thường cần chi phí cao để đi vào hoạt động và doanh thu ban đầu có phần hạn chế, chính vì thế họ thường tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Startup được đánh giá có thể xảy ra rủi ro cao hơn các tập đoàn lớn, tuy nhiên đây cũng là môi trường làm việc mang lại nhiều lợi ích và cơ hội học hỏi tuyệt vời.
Các loại hình Startup
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hình công ty Startup khác nhau và chúng có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với định hướng của từng công ty. Sau đây là một số loại hình công ty Startup nổi bật:
1. Small business Startups (Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ)
Công ty Startup dạng này sẽ ưu tiên tuổi thọ lâu dài của công ty hơn là khả năng mở rộng, với mục đích cung cấp nguồn tài chính ổn định để hoạt động của công ty được trơn tru. Những công ty khởi nghiệp này thường phục vụ cho thị trường mục tiêu nhỏ.
Công ty Startup quy mô nhỏ sẽ có ít cơ hội nhận vốn đầu tư mạo hiểm hơn các loại hình khác, thay vào đó vốn ban đầu từ ngân hàng hoặc tiền tiết kiệm từ những nhà sáng lập công ty.
2. Large business Startups (Khởi nghiệp trong ty lớn)
Các công ty Startup này tách ra từ một công ty lớn và trở thành một doanh nghiệp độc lập. Họ được hỗ trợ vốn từ công ty mẹ, đây cũng là lý do giúp các công ty này không cần tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài.
Sự xuất hiện của loại hình Startup này nhằm giúp công ty mẹ thâm nhập thị trường mới, cạnh tranh với một đối thủ nhỏ hơn hay thử nghiệm các ý tưởng đổi mới mà không ảnh hưởng đến công ty mẹ.
3. Social Startups (Khởi nghiệp hướng xã hội)
Loại hình kinh doanh Khởi nghiệp hướng xã hội không xây dựng mục tiêu tạo sự giàu có cho người sáng lập mà thay vào đó là tác động tích cực đến thế giới, thị trường mục tiêu. Hầu hết các công ty này cung cấp dịch vụ giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá hoặc môi trường. Nhờ đó, nguồn vốn của họ có thể đến từ các cộng đồng mà họ huy động được.
4. Scalable Startups (Khởi nghiệp có khả năng tăng trường)
Trở nên lớn mạnh hơn theo thời gian là mục tiêu của những công ty theo loại hình Scalable Startup. Chúng được tạo ra để nhanh chóng mang lại lợi nhuận cao và sự tăng trưởng vượt bậc. Để đạt được điều này, công ty phải không ngừng đưa ra những ý tưởng độc đáo, sáng tạo và thực hiện nghiên cứu. Hai yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của Scalable Startup chính là số vốn và nguồn nhân lực. Facebook và Google là những ý dụ điển hình nhất cho Scalable Startups.
5. Buyable Startups (Khởi nghiệp có khả năng chuyển nhượng)
Đúng như tên gọi, loại hình Startup này được thiết kế để bán cho các công ty lớn, nổi tiếng khác trên thị trường. Đặc điểm của chúng là số vốn ít nhưng xu hướng phát triển nhanh chóng. Loại hình này phổ biến trong ngành công nghệ khi nhiều ứng dụng và công phụ được nhà phát triển tạo ra và bán cho người cần.
6. Lifestyle Startups (Khởi nghiệp kinh doanh phong cách sống)
Lifestyle Startup tập trung vào các khía cạnh và lối sống của con người. Những công ty này thường được bắt đầu từ một cá nhân ưa thích việc chia sẻ sở thích, chuyên môn của mình với những người theo dõi của họ. Chính vì thế, những người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội có thể sở hữu một công ty khởi nghiệp phong cách sống. Loại hình Startup này hiện đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội.
3 yếu tố cần lưu ý khi bắt đầu Startup
Để bắt đầu vận hành một doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một công ty Startup. Sau đây là 3 yếu tố cực kỳ quan trọng cần lưu ý.
Địa điểm
Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với bất cứ ai muốn khởi nghiệp trong giới kinh doanh. Vị trí có thể tạo nên hay phá vỡ một doanh nghiệp. Các công ty Startup nên quyết định xem hoạt động kinh doanh, dịch vụ mình cung cấp có thể giúp khách hàng thực hiện trực tuyến, tại cửa hàng hay tại nhà hay không.
Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là bước đệm quan trọng để công ty Startup có thể bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Chính vì thế, việc kêu gọi vốn từ nhà đầu tư, cộng đồng được càng lớn thì công ty càng thuận lợi phát triển và mở rộng nhanh chóng. Để làm được điều này, công ty Startup cần có được sự tin tưởng, uy tín trong lòng các nhà đầu tư đồng thời thuyết phục họ bằng tiềm năng của mình.
Nhà lãnh đạo giỏi và có tầm nhìn
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ xác định được tiềm năng tăng trưởng của ngành và thời điểm thích hợp để bắt đầu. Để làm được điều này, nhà sáng lập cần có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức sâu rộng cùng sự sáng suốt, kiên trì để dẫn dắt đội nhóm của mình cùng nhau đến thành công.
Trên đây là bài viết về Startup là gì và các loại hình Startup phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết giúp bạn có sự lựa chọn và chuẩn bị đúng đắn cho sự nghiệp của bản thân trong tương lai.