Saturday 27th July 2024
Durbar Marg, Kathmandu

Nhiều người cho rằng, những nhà diễn giả chỉ dành phần lớn thời gian để đi đây đó và nói nội dung đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, để đứng trước một đám đông và thuyết phục đám đông thay đổi trong cách suy nghĩ là cả một nghệ thuật. Các diễn giả không trực tiếp giúp chúng ta khỏe hơn về mặt cơ thể mà mang lại cho ta “liều thuốc” về mặt tinh thần. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ diễn giả là gì và những tố chất, kỹ năng cần rèn luyện để trở thành một nhà diễn giả thành công.

Diễn giả là gì?

Diễn giả là những chuyên gia trong lĩnh vực nào đó hoặc là người đưa ra các bài phát biểu, diễn thuyết có mục đích truyền cảm hứng và động lực cho người nghe. Những con người có năng khiếu về nghệ thuật thuyết phục là những từ ngữ dùng để miêu tả các diễn giả. Họ trình bày ý tưởng của mình một cách tích cực và thúc đẩy mọi người suy nghĩ hay hành động theo hướng tốt đẹp hơn.

Các diễn giả có thể nói về đa dạng các chủ đề khác nhau, có thể là sự nghiệp, tiền bạc, lối sống, giáo dục hay tôn giáo… Dù bài diễn thuyết về điều gì thì thông điệp chúng mang lại cho người nghe thêm hy vọng và niềm tin.

Nhiều người cho rằng, diễn giả là nghề có tầm quan trọng trong cuộc sống này. Khi ai trong chúng ta cũng phải trải qua các vấn đề về thể chất, tinh thần, ta cần tìm sự thoải mái, một động lực mạnh mẽ trong suy nghĩ để ta vượt qua những thử thách ấy.

Tố chất và kỹ năng ở một nhà diễn giả là gì?

Bất cứ nhà diễn giả nào cũng cần có thời gian trải nghiệm và thực hành. Những nhà diễn giả cần sở hữu các kỹ năng nhất định và không ngừng rèn luyện chúng. Sau đây là một số tố chất và kỹ năng quan trọng mà bất kỳ diễn giả nào cũng sở hữu:

  • Khả năng lãnh đạo
  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Khả năng kể chuyện
  • Giọng nói hay, rõ ràng
  • Sự hài hước
  • Sự tự tin
  • Sự đồng cảm
  • Niềm đam mê
  • Khả năng thích ứng
  • Khả năng quản lý thời gian

Ngoài ra, diễn giả phải biết đánh giá sự quan tâm của khán giả, thu hút họ lắng nghe và thích ứng với bất cứ phản hồi nào của khán giả, đó có thể là sự hưởng ứng, những tiếng cười hay đôi khi là sự im lặng. Các diễn giả luôn phải giữ vững sự tự tin và biết cách phân phối câu chuyện, nội dung của mình theo thời gian cho phép để đảm bảo thông điệp được truyền đạt một cách trọn vẹn nhưng vẫn ngắn gọn, không lê thê.

Làm thế nào để bắt đầu trở thành một nhà diễn giả chuyên nghiệp?

Sau đây là những bước cơ bản giúp bạn bắt đầu chinh phục cuộc hành trình đầy cảm hứng của riêng mình:

1.    Bắt đầu với những thứ bạn yêu thích

Để khuyến khích mọi người về một chủ đề hay một điều gì đó, trước hết bạn phải có niềm đam mê với chúng trước. Bởi nếu bạn không có niềm yêu thích với chúng thì khó mà thuyết phục người khác cảm thấy chúng thực sự quan trọng. Có thể ngoài kia có nhiều điều tạo nguồn cảm hứng cho bạn, thế nên hãy viết ra danh sách những chủ đề, lĩnh vực mà bản thân quan tâm. Sau đó không ngừng trau dồi kiến thức hay kỹ năng về lĩnh vực đó để nội dung bạn tạo ra được phong phú và tăng độ tin cậy với người nghe.

2.    Sáng tạo những nội dung riêng biệt

Khi đã có nhiều ý tưởng về những gì bạn yêu thích, hãy phát triển chúng và học cách trình bày theo một phong cách độc đáo của riêng mình. Khán giả vốn luôn bị thu hút bởi những nội dung chất lượng mang tính mới mẻ, vì thế hãy chú ý đến những phiên bản trước đó của chủ đề bạn diễn thuyết và không ngừng đổi mới bản thân.

3.    Xác định và am hiểu đối tượng mục tiêu

Đây là một bước khá quan trọng mà các diễn giả tương lai cần lưu ý. Không phải ai cũng yêu thích, quan tâm đến thông điệp của mình mang lại. Bạn cần biết cách tìm ra những ai muốn lắng nghe và tập trung kết nối với họ để khiến họ cảm thấy gắn bó, ủng hộ chủ đề của bạn. Bạn có thể biết được nhiều điều hơn về những người theo dõi mình thông qua tương tác trên mạng xã hội, email hay thậm chí là thư từ người hâm mộ.

4.    Đánh giá sự quan tâm của cộng đồng

Trước khi xuất hiện trên sân khấu, bạn có thể bắt đầu với sự hiện diện trực tuyến bằng cách viết blog, bài đăng trên mạng xã hội hay cộng tác với những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Khi bạn thử nghiệm nội dung của mình trên trực tuyến và nhận phản hồi tích cực, bạn sẽ sẵn sàng và tự tin hơn với thông điệp của mình trên sân khấu. Xây dựng lượng người theo dõi trên mạng xã hội sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội tiềm năng hơn trong các buổi diễn thuyết trong tương lai.

5.    Phát triển kỹ năng nói trước đám đông

Nói trước đám đông có lẽ là một trong những thử thách lớn với người diễn giả. Đây cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng và cần được rèn luyện qua thời gian. Bạn phải hiểu mong muốn ở khán giả từ đó thuyết phục họ rằng việc lắng nghe thông điệp của bạn sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Có thể bạn sẽ phải diễn thuyết miễn phí trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, nhưng đừng vì thế mà đánh mất sự nhiệt huyết, tự tin trong lời nói của mình.

6.    Đầu tư vào marketing

Để thu hút nhiều người tham gia buổi diễn thuyết của mình, bạn sẽ phải xây dựng danh tiếng và sức ảnh hưởng của bản thân. Nếu có khả năng, hãy cân nhắc có một đội ngũ hay một chuyên gia trợ giúp việc tiếp thị nhé.

Trên đây là bài viết về Diễn giả là gì. Hy vọng bài viết giúp bạn tìm được những thông tin bổ ích cho con đường sự nghiệp của mình.

Back To Top