Wednesday 8th May 2024
Durbar Marg, Kathmandu

Quản trị đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức và nó cũng nói lên được hiệu quả trong việc quản lý con người của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để có những chính sách quản lý hiệu quả thì các công ty đều cần đến nhà quản trị. Vậy Nhà quản trị là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  1. Khái niệm Nhà quản trị

Nhà quản trị còn được gọi là quản trị viên làm việc tại các doanh nghiệp. Đây là vị trí thực hiện chức năng quản trị có nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát nguồn lực lao động, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra và đạt hiệu quả cao trong công việc.

Ngoài ra quản trị viên còn cần sử dụng nguồn lực ít nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc, những nguồn lực đó là: con người, cơ sở vật chất, tài chính,…

Vị trí của họ ở trong công ty rất đa dạng như là tổng giám đốc điều hành, trưởng phòng, quản đốc…

  • Vai trò của nhà quản trị

Vai trò của nhà quản trị có thể được chia thành 3 nhóm như sau:

  • Vai trò quan hệ với con người

Nhà quản trị làm đại diện cho tổ chức với vai trò là người đối thoại, giao dịch với các tổ chức khác. Họ chịu trách nhiệm cho tổ chức và điều hành các hoạt động.

Nhà quản trị có vai trò lãnh đạo: Hỗ trợ nhân viên xác định phương hướng, xây dựng mục tiêu trong công việc, từ đó tiến hành giám sát, đưa ra các tiêu chí đánh giá và kiểm tra cấp dưới của mình.

Nhà quản trị còn có vai trò liên lạc: là người đứng ra liên hệ với các cá nhân, doanh nghiệp hợp tác với công ty. Đồng thời còn là trung gian kết nối các cá nhân trong tổ chức.

  • Vai trò thông tin

Nhà quản trị là người đại diện để tiếp nhận và thu thập thông tin về tổ chức do đó họ phải tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới có liên quan đến doanh nghiệp một cách thường xuyên, kịp thời. Nhờ vậy, nhà quản trị có cơ sở  xác định được những rủi ro, mối đe dọa trong tương lai để có thể giải quyết chúng thật nhanh chóng, chính xác.

Có vai trò phổ biến thông tin đến các cá nhân sau khi nhà quản trị đã tiếp nhận những thông tin cần thiết về tổ chức. Việc này giúp nhân viên có thể xác định mục tiêu trong công việc, hiểu được về định hướng phát triển của tổ chức và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.

Vai trò cung cấp thông tin cho bên ngoài của nhà quản trị: họ đại diện cho tổ chức nên có vai trò cung cấp thông tin, giải đáp những vướng mắc và bảo vệ tổ chức trước các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp khác.

  • Vai trò quyết định

Nhà quản trị có vai trò tìm ra phương pháp cải thiện giúp tổ chức tiến bộ và làm việc hiệu quả.

Vai trò giải quyết xáo trộn: có thể nói không phải nhà quản trị nào cũng hoàn thành tốt vai trò xử lý rủi ro bởi rủi ro là thứ khó đoán. Tổ chức nào cũng có thể gặp rắc rối, rủi ro. Nhà quản trị cần có tính quyết đoán để ứng phó kịp thời với những rủi ro không lường trước được. Từ đó, họ giúp tổ chức đi vào ổn định và tiếp tục hoạt động.

Vai trò phân phối các nguồn lực. Nhà quản trị phải có cách thức phân phối các nguồn lực một cách tối ưu, hợp lý để các bộ phận hoạt động năng suất và hiệu quả nhất.

Vai trò thương thuyết. Nhà quản trị là người đại diện công ty trực tiếp đàm phán, giao dịch với các cá nhân, tổ chức khác. Làm sao để tổ chức của mình có lợi thế là những nội dung mà nhà quản trị hướng đến.

  • Nhà quản trị có những cấp bậc nào?

Nhà quản trị thường sẽ được chia thành 3 cấp bậc theo thứ tự từ thấp đến cao sẽ là: Quản trị viên cấp cơ sở thường là tổ trưởng, trưởng bộ phận, đốc công…

Quản trị viên cấp trung gian phổ biến với vị trí như quản đốc, trưởng phòng…

Quản trị viên cấp cao  sẽ đảm nhiệm những vị trí là: Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc…

Bài viết trên với thông tin về Nhà quản trị là gì cũng như cung cấp thêm về vai trò của nhà quản trị. Để trở thành một trong số những nhà quản trị giỏi cần nhiều yếu tố và phẩm chất bởi vì trách nhiệm công việc sẽ tương thích với cấp bậc bạn đảm nhiệm. Do đó hãy phấn đấu để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức bạn nhé!

Back To Top